Sunday, July 25, 2010

Bauxite Việt Nam: Năm xúc cảm tiêu cực sẽ gây ra đau khổ cho nhân loại

Bauxite Việt Nam: Năm xúc cảm tiêu cực sẽ gây ra đau khổ cho nhân loại: "

5 xúc cảm tiêu cực mà “theo đạo Phật sẽ gây ra những đau khổ cho nhân loại”. Đó là: Dục vọng, sự căm ghét, không hiểu biết, thói kiêu ngạo và sự đố kị. Tác giả bổ sung thêm 2 tội lỗi nữa, theo đạo Thiên Chúa, là sự tham lam và thói dâm ô.

- Sent using Google Toolbar"

Monday, June 28, 2010

101 câu chuyện thiền, Ấn Tống Kinh Điển - VN thu quan

Tetsugen, một kẻ mộ Thiền ở Nhật, quyết định ấn tống kinh Phật, lúc bấy giờ chỉ bằng Hán ngữ. Bản in tạng kinh phải được khắc bằng bản gổ đến sáu ngàn tấm, một công tác to lớn vô lường.

Tetsugen bắt đầu du hành và quyên tiền đóng góp của bá tánh thập phương. Vài kẻ có lòng, biếu ông cả trăm lượng vàng, nhưng hầu hết còn lại thì chỉ cúng vài xu. Ông cảm tạ mỗi khách bố thí lòng tri ân ngang nhau. Sau mười năm Tetsugen kiếm đũ số tiền để khởi sự công tác.
Nhưng lúc ấy sông Uji gây lụt lội. Nạn đói kéo theo. Tetsugen dùng tiền đã quyên góp được để in kinh, phân phát cứu đói. Rồi ông ta lại bắt đầu đi quyên góp trở lại.
Vài năm sau, một trận ôn dịch tràn lan khắp nơi. Lần nữa, Tetsugen lại phân phát hết tiền quyên góp để cứu nhân độ thế.
Ông lại khởi công lần thứ ba, và sau mười hai năm ông đạt được ước nguyện. Bản gỗ in bộ kinh đầu tiên hiện được trưng bày tại Tu viện Obaku ở Kyoto.
Người Nhật thường truyền tụng cho con cháu nghe rằng Tetsugen đã làm ra ba bộ kinh, và rằng hai bộ đầu còn vượt trội hơn bộ chót.

101 câu chuyện thiền, Ấn Tống Kinh Điển - VN thu quan

Friday, June 4, 2010

101 câu chuyện thiền, Nếu Yêu, Hãy Yêu Công Khai - VN thu quan

Hai mươi tăng sinh và một ni sinh tên là Eshun, đang tu thiền với một vị thiền sư. Eshun rất đẹp mặc dù đã cạo đầu và khoác áo nâu sòng. Vài tăng sinh đem lòng yêu trộm. Một tăng sinh viết cho cô một lá thư tình và mong được gặp riêng. Eshun không trả lời. Ngày hôm sau vừa hết buổi giảng của thầy, Eshun đứng dậy nói lớn, ám chỉ vào người đã gởi thư cho cô: "Nếu sư huynh nào đó yêu tôi thực sự thì ngay bây giờ hãy đến đây ôm tôi."

101 câu chuyện thiền, Nếu Yêu, Hãy Yêu Công Khai - VN thu quan

101 câu chuyện thiền, Mọi Thứ Đều Là Thượng Hảo Hạng - VN thu quan

Khi Banzan đi qua chợ nghe được câu chuyện đối thoại giửa anh hàng thịt và người khách mua.

"Bán cho tôi miếng thịt ngon nhất trong hàng của ông," khách bảo.
"Món gì trong hàng của tôi cũng đều thượng hảo hạng cả," anh hàng thịt trả lời. "- đây, bà không thể tìm thấy miếng thịt nào mà không phải là thượng hảo hạng."
Qua câu chuyện, Banzan chợt liễu ngộ.

101 câu chuyện thiền, Mọi Thứ Đều Là Thượng Hảo Hạng - VN thu quan

Con người ai cũng cho mình là tốt nhất, và ai cũng muốn dành cho mình những điều tốt nhất. :)

101 câu chuyện thiền, Mồ Hôi Của Kasan - VN thu quan

Kasan được mời chủ trì cho tang lễ của một vị quan đầu tỉnh.

Ngài chưa hề gặp giới quan quyền, quí tộc bao giờ nên lo lắng. Khi buổi lễ bắt đầu Kasan vả mồ hôi.
Sau đó, khi quay về tự viện ngài cho gọi tất cả môn đồ lại. Kasan thú nhận rằng ngài không xứng đáng làm sư phụ vì ngài không hành xử ở ngoài đời đồng mức giống như trong tự viện cô tịch. Rồi Kasan từ chức và trở thành học trò của một thiền sư khác. Tám năm sau, liễu ngộ, ngài quay trở lại với các môn đồ cũ.

101 câu chuyện thiền, Mồ Hôi Của Kasan - VN thu quan

101 câu chuyện thiền, Lời Mẹ Dạy - VN thu quan

Jiun, một vị Thiền sư phái Shingon, vốn là một học giả chữ Phạn thời Tokugawa. Lúc còn là thiền sinh, ngài hay thuyết giảng cho các đồng môn.

Khi hay tin, mẹ ngài liền viết cho ngài một lá thư: "Con ạ, Mẹ không tin rằng khi con hiến mình vào cửa Phật là cốt để trở thành một cuốn tự điển sống. Biện bác, sành sõi, vẽ vang và tự mãn chẳng đi đến đâu. Mẹ muốn con hãy dẹp cái trò lên lớp đó đi. Hãy dọn mình tĩnh tu trong một tiểu viện ở chốn thâm sơn cùng cốc. Dành mọi thì giờ cho việc thiền quán, may ra con mới ngộ được chánh đạo.

101 câu chuyện thiền, Lời Mẹ Dạy - VN thu quan

Chuyện vui cửa Thiền - Page 10 - Lịch Sử Việt Nam

Phật cầm một nhúm muối rồi hỏi A Nan:

- Này A Nan, nếu ta cho nhúm muối này vào cốc nước, thì cốc nước này có uống được không?

A Nan đáp:

- Nước sẽ mặn lắm, không uống được.

Phật lại hỏi:

- Thế giờ ta cho nhúm muối này xuống hồ nước này, thì nước hồ có uống được không?

A Nan thưa:

- Chỗ muối đó không đủ làm nước hồ mặn, nên vẫn uống được.

Phật nói:

- Đúng đó A Nan. Nếu tâm ta nhỏ như cốc nước, thì một chút muối này cũng khiến ta trở nên phiền não, mệt mỏi, chán nản, bực dọc, và người khác sẽ không thể uống được. Nhưng nếu tâm ta trải rộng ra như hồ nước, thì những thứ ấy sẽ không thể khiến ta phiền não, mệt mỏi, chán nản, bực dọc được, và ta vẫn là hồ nước ngọt cho mọi người.



Cũng vậy thôi bạn ạ. Nếu bạn tu mà không thấy tâm mình mở rộng, không thấy bản lĩnh mình tăng lên, không tăng trưởng được sự nhẫn nhục và lòng kiên trì, thì hẳn nhiên bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chán chường khi đạt đến độ uá hiểu chúng sinh, đau những nỗi đau của chúng sinh, xót xa những nỗi xót xa của chúng sinh, mất mát y như mất mát của chúng sinh, bạn hiểu bạn khóc bạn vật vã đau đớn tột cùng y như chính mình bị vậy... etc.

Nhưng bạn nghĩ xem Phật và các vị tu đắc đạo có như vậy không? Sao trông họ luôn từ bi và an lạc, luôn luôn thanh thản? Vì họ không bất lực, họ tràn đầy bản lĩnh và sức mạnh của lòng từ bi. Cho nên họ cũng chứng kiến như bạn, cũng đau nỗi đau của chúng sinh như bạn, nhưng họ không mệt mỏi, không buồn nản và không tìm cách chạy trốn, mà họ chỉ càng thấy mình phải ở lại để biến cõi ta bà này thành cõi tịnh độ. Còn bao giờ sự nghiệp của họ mới thành công, giải thoát được cho bao nhiêu người, thì đó là do duyên và do nghiệp của mỗi người, không phải là điều khiến họ nản lòng.
Chuyện vui cửa Thiền - Page 10 - Lịch Sử Việt Nam